Fraud Blocker

Các loại kim máy may công nghiệp mà bạn nên biết

Hiện nay trong ngành may mặc có rất nhiều các loại kim máy may công nghiệp được ra đời. Điều này đã giải quyết phần lớn các vấn đề liên quan tới may mặc. Song, có tất cả bao nhiêu loại kim khâu và công dụng của từng loại là gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Điện máy tổng hợp miền Nam để tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích nhé. 

Kim máy may công nghiệp là gì?

Để tìm hiểu về các loại kim máy may công nghiệp thì trước hết bạn phải hiểu thế nào là kim máy may. Được biết, đây là một dụng cụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình may. Song, người thợ sẽ dựa vào từng loại máy may công nghiệp cũng như những chi tiết mà lựa chọn kim cho phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, kim may còn có chức năng đưa chỉ xuyên các lớp vải để có thể tạo thành những đường chỉ hoàn chỉnh. Ngoài ra, kim may còn được sử dụng trong mọi ngành nghề từ may quần áo, làm đồ nội thất cho đến trang trí.

Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Kim máy may công nghiệp (ảnh minh họa)

Cấu tạo kim máy may công nghiệp

Các loại kim máy may trong công nghiệp có cấu tạo gồm các bộ phận như sau:

  • Chân kim: Là phần được gắn vào máy may công nghiệp.
  • Trục kim: Là phần nối với chân kim máy may.
  • Rãnh kim: Là phần chạy thẳng từ trục kim đến lỗ kim. 
  • Lỗ kim: Là nơi đưa các sợi chỉ đi qua từ trước ra sau. 
  • Mắt cá: Nằm ở sau lưng của cây kim và có vết lõm ở phía sau lỗ kim. Đây là nơi được sử dụng để móc chỉ từ kim truyền qua mũi chỉ.
  • Đầu kim: Là phần đầu nhọn của kim khâu dùng để đâm xuyên qua vải.
Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Cấu tạo kim máy may trong công nghiệp

Các loại kim máy may công nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

Sau đây sẽ là các loại kim máy may công nghiệp được sử dụng nhiều nhất trong ngày may mặc. 

Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Các loại kim máy may công nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

Kim may tiêu chuẩn loại Sharps

Khi nhắc đến các kim máy may thì chắc chắn không thể thiếu loại kim may tiêu chuẩn. Được biết, loại kim này có độ dài trung bình vừa phải và kích thước đầu kim bé, nhọn. Ngoài ra, loại kim này còn có cả thiết kế lỗ tròn, loại một lỗ và loại hai lỗ để luồn dây vô cùng tiện lợi. 

Kim thêu loại Crewel / Embroidery Needles

Các loại kim may công nghiệp phổ biến nhất đó chính là loại kim thuê. Có thể nói loại này vô cùng phổ biến và có kích thước dày hơn kim may tiêu chuẩn. Phần đầu kim của loại này rất nhọn vậy nên người thợ trong quá trình sử dụng nên cẩn thận để tránh đâm vào tay.

Kim đính loại Applique

Các loại kim máy may công nghiệp được nhắc tên nhiều nhất đó là kim đính. Kim này khá mỏng và có chiều dài bình thường. Vậy nên phù hợp để xử dụng trong khâu, chắp vá vải. 

Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Kim đính loại Applique

Kim luồn chỉ loại Self/ Easy-Threading

Hầu hết người thợ đều chọn kim luồn chỉ trong số các loại kim máy may công nghiệp. Bởi loại kim này dành riêng cho các mặt hàng thủ công đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ. Song, kim có hình dáng giống với kim tiêu chuẩn vì có 2 lỗ luồn. Vậy nên nó giúp tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức.

Kim xâu cườm loại Beading

Kim xâu cườm là kim được sử dụng nhiều nhất trong các loại kim máy may công nghiệp. Song, loại kim này có kích thước nhỏ, độ dài tương đối và có lỗ luồn chỉ hẹp. Điều này giúp kim có thể lọt qua tất cả các hạt cườm siêu nhỏ.

Kim làm ren loại Tatting

Kim đan ren được dùng rất phổ biến cho việc đan ren. Kim này thì có chiều dài và dày tương đối giúp cho người thợ có thể dễ dàng đan hơn.

Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Kim làm ren loại Tatting

Kim sợi loại Tapestry

Kim sợi có cấu tạo dạng đầu nhọn. Thân kim dày và mắt lớn vậy nên kim này dành cho những sợi chỉ có trọng lượng nặng. Một số kim thì sẽ có đầu hơi cứng thân kim ngắn được sử dụng để may vá, đan len, đan móc,…

Kim khâu bọc ghế loại Upholstery

Kim khâu là một trong các loại kim máy may công nghiệp được sử dụng rộng rãi. Dòng kim này kích cỡ lớn, dài và thẳng để có thể may được các loại vải có sức nặng lớn. Ngoài ra, lỗ xỏ kim dài rất phù hợp dùng trong công việc bọc da dày. 

Kim đầu cùn loại Darning/ Darners

Kim dạng đầu cùn có mắt lớn để dễ dàng sử dụng trong việc sửa vải. Một số đầu thì thường được uốn và bẻ cong nhẹ. Do đó mà người ta sử dụng kim đầu cùn để dệt vải. 

Các Loại Kim Máy May Công Nghiệp Và Những Đặc Điểm Cần Biết
Kim đầu cùn loại Darning/ Darners

Kim khâu búp bê loại Soft Sculpture

Kim khâu búp bê có kích thước khá dài và mỏng, mảnh. Vậy nên nó rất phù hợp trong việc may búp bê, đặc biệt là thêu những chi tiết bắt mắt và tinh xảo trên khuôn mặt của búp bê. 

Bài viết trên đây là thông tin về các loại kim máy may công nghiệp. Hy vọng rằng qua những chia sẻ của Điện máy tổng hợp miền Nam sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng các loại kim khâu này. 

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Máy May Điện Tử: Ưu Nhược Điểm & Loại Máy Được Tin Dùng

Hiện nay, nhu cầu may mặc của mỗi người ngày càng tăng. Việc đem số...

Máy May Cơ Là Gì? Có Nên Mua Máy May Cơ?

Hiện nay trên thị trường có hai nhóm máy may chính là máy may cơ...

Máy May Kêu To Nặng: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

Trong ngành công nghiệp dệt may, máy may công nghiệp đóng vai trò then chốt,...

Top 7 máy may công nghiệp Juki chất lượng, giá tốt

Juki được mọi người biết đến là thương hiệu máy may công nghệ hàng đầu...

Top 5 Máy May Công Nghiệp Brother Tốt, Được Tin Dùng

Máy may công nghiệp Brother là sản phẩm chất lượng cao được thiết kế để...

Nên Mua Máy May Công Nghiệp Nào Là Phù Hợp Nhất

Máy may công nghiệp là một trong những thiết bị quan trọng trong ngành may...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index
Chat ngay
0914639068