Fraud Blocker

Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp

Áo dài được xem là một di sản văn hoá, một niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Vậy nên trong tủ đồ của các chị em phụ nữ Việt Nam không thể thiếu những bộ áo dài để tôn lên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Văn hóa (2023), hơn 85% phụ nữ Việt Nam sở hữu ít nhất một bộ áo dài.

Để tạo nên một tà áo dài truyền thống vừa vặn, tôn vinh nét đẹp dịu dàng, thướt tha, chúng ta cần một quy trình may đo tỉ mỉ và chính xác. Từ việc lấy số đo, chọn chất liệu phù hợp, phác thảo kiêu dáng đến khâu may.  Vậy cùng Điện máy tổng hợp miền Nam tìm hiểu xem cách may áo dài như thế nào chị em mình nhé. 

Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Hướng dẫn cách may áo dài duyên dáng, đẹp

Bước 1: Lấy số đo cơ thể của người mặc áo dài

Để biết được cách may áo dài như thế nào, chị em cần có cho mình thông tin đầy đủ về số đo cơ thể. 

Một chiếc áo dài truyền thống không chỉ đẹp ở chất liệu, màu sắc, đường may mà hơn hết còn cần phù hợp với từng dáng của người mặc. 

Cách may áo dài truyền thống đẹp là khi được may dưới số đo cơ thể chuẩn xác nhất. Đặc biệt để có được một cực phẩm áo dài truyền thống thì bạn cần chú ý những số đo dưới đây:

  • Độ dài áo linh hoạt theo vóc dáng của từng đối tượng may. Bạn cần đo bắt đầu từ phần eo cho đến mắt cá chân và theo nhu cầu thả tà áo của người mặc.
  • Tay áo bạn đo chuẩn xác bắt đầu đo từ phần vai cho đến cổ tay. Bạn có thể cho người may chống tay để vòng đo nách được vuông góc chính xác với phần vai.
  • Số đo chuẩn nhất của vòng bắp tay nên được lấy ở vị trí cách nách khoảng 10cm.
  • Chị em chú ý lấy số đo ở điểm lớn nhất của vòng ngực. Bạn tiến hành đo kích thước phần trước ngực, đồng thời độ dài cánh giữa phần nách.
  • Bạn chọn vị trí nhỏ nhất của eo để làm số đo eo trên và đo ở phần xương hông để làm số đo eo dưới.
  • Chị em chọn số đo ngang vai bằng cách đo khoảng cách bắt đầu từ điểm vai trái và kết thúc ở vai phải.
  • Để có số đo chuẩn xác nhất của độ dài quần, chúng ta nên đo bắt đầu từ vị trí ngang hông, sau đó kéo dài đến phần gót chân.
  • Bạn nên chọn số đo mông ở vị trí lớn nhất của vòng 3.
Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Tổng hợp số đo kích thước cơ thể

Bước 2: Chọn chất liệu vải may phù hợp

Chất liệu vải ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, vẻ đẹp và sự sang trọng của tà áo dài.Dưới đây là 5 loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay, theo khảo sát của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (2024):

Loại vải Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
Lụa tơ tằm Mềm mại, bóng mượt, thấm hút mồ hôi tốt Sang trọng, quý phái, tạo cảm giác thoải mái khi mặc Giá thành cao, dễ nhăn, cần được bảo quản cẩn thận hơn
Gấm Dày dặn, bề mặt có hoa văn chìm tinh xảo Sang trọng, phù hợp với các sự kiện trang trọng Ít co giãn, có thể gây nóng bức khi mặc trong thời tiết oi bức
Voan Mỏng nhẹ, bay bổng Tạo cảm giác thướt tha, nữ tính, phù hợp với nhiều dáng người Dễ nhàu, kém bền hơn so với lụa và gấm
Ren Mỏng, có hoa văn được tạo bởi các lỗ nhỏ Nữ tính, quyến rũ, thường được dùng để may áo dài cách tân Dễ rách, cần được bảo quản cẩn thận
Lụa satin Bóng mượt, độ rũ cao, ít nhăn hơn lụa tơ tằm Sang trọng, quyến rũ, giá thành hợp lý hơn lụa tơ tằm Có thể gây nóng bức khi mặc

Lưu ý:

  • Chọn màu sắc phù hợp với màu da.
  • Nên chọn vải có độ co giãn nhẹ để thoải mái khi mặc.
Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Chất liệu vải may áo dài xịn

Bước 3: Phác thảo trên bìa cứng mẫu áo dài 

Để cho ra bất kỳ một sản phẩm thời trang nào cũng cần có bản thiết kế và phác thảo. Do vậy phác thảo mẫu áo dài truyền thống cũng là một bước quan trọng để xác định cách may áo dài cho chị em. 

Bản thảo mẫu áo dài được vẽ nhằm xác định được kiểu dáng của áo dài cần may. Nhờ đó mà chúng ta có thể tiết kiệm được khá thời gian chỉnh sửa hay cắt lại bản rập.

Phác thảo mẫu áo dài trên bìa cứng không cần quá cầu kỳ, phức tạp. Bởi lẽ, thợ may hãy xem như đó là bản rập cho may quần áo bình thường để đơn giản hoá.

Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Bản cứng phác thảo mẫu áo dài cần may

Bước 4: Cắt vải theo bản mẫu giấy 

Sau khi hoàn thành bước 3 ở trên, bạn tiến hành cắt vải đã chọn theo mẫu và lưu ý:

  • Sau khi đã cắt hết phần nách của tay sau, bạn nên ướm lại xem nó bằng với phần nách thân sau của áo dài hay chưa.
  • Bạn nên chú ý cắt sao cho phần nách ở tay trước cách phần nách thân trước một khoảng 0,5cm.
  • Bạn nên lưu ý chừa phần đường may ra và đặc biệt không quên đánh dấu điểm tà áo, điểm cắt sườn của rập.

Bước 5: Thực hiện may phần áo

May phần áo gần như là công đoạn cuối cùng để hoàn thành cách may áo dàiỞ công đoạn này, bạn nên dành nhiều thời gian và tâm sức để sắp xếp theo đúng thứ tự của bản rập đã được cắt sẵn trước đó.  Theo thực tế, người ta nhận thấy có rất nhiều cách ráp áo dài để cho ra một áo dài đẹp và phù hợp với người mặc.  

Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Cách may thân áo dài đơn giản

Bước 6: May quần áo dài

Bước cuối cùng để hoàn thiện một bộ áo dài truyền thống đó là may quần áo dài:

  • Bước 1: Bạn ráp ống quần theo bản ráp đã chuẩn bị trước đó và tiếp tục ráp đoạn đáy quần.
  • Bước 2: Ráp phần lưng quần và may hoàn chỉnh phần đáy quần theo các nét vẽ.
  • Bước 3: May các phần lại với nhau và kết phần móc quần ở phía trên dây kéo lại. 
Hướng Dẫn Cách May Áo Dài Truyền Thống Việt Nam Tuyệt Đẹp
Quần áo dài may đẹp 

Hy vọng qua bài viết này của Điện máy tổng hợp miền Nam, bạn đọc đã hiểu cách may áo dài và chọn cho mình được bộ áo dài ưng ý để thoả sức khoe dáng nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Làm thế nào để chọn kiểu áo dài phù hợp với vóc dáng?

Việc chọn kiểu áo dài phù hợp với vóc dáng đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên nét đẹp của người mặc. Theo khảo sát của Hiệp hội Thời trang Việt Nam (2024), có 5 dáng người phổ biến và cách chọn áo dài tương ứng:

  • Dáng quả lê (25% phụ nữ Việt): Nên chọn áo dài cổ thuyền, tay lỡ
  • Dáng đồng hồ cát (30%): Phù hợp với hầu hết các kiểu áo dài
  • Dáng chữ nhật (20%): Nên chọn áo dài có họa tiết ngang hoặc đắp eo
  • Dáng tam giác ngược (15%): Phù hợp với áo dài cổ thuyền, tay phồng
  • Dáng táo (10%): Nên chọn áo dài cổ tim, tay lỡ

Lưu ý: Tỷ lệ vàng cho chiều dài áo dài là 1:1,618 (tỷ lệ vàng) so với chiều cao cơ thể.

2. Làm thế nào để bảo quản áo dài thêu tay hoặc đính kết cầu kỳ?

Áo dài thêu tay hoặc đính kết cầu kỳ thường có giá trị cao và cần được bảo quản đặc biệt. Theo khuyến cáo từ Viện Bảo tồn Văn hóa Dệt may Việt Nam:

  • Sử dụng túi vải lụa hoặc cotton 100% để bảo quản, tránh túi nhựa gây ẩm mốc
  • Giặt bằng tay với nước lạnh và xà phòng trung tính pH 7
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch các chi tiết thêu hoặc đính kết
  • Phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp làm phai màu
  • Bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 50% và nhiệt độ không quá 20°C

Lưu ý: Đối với áo dài có giá trị lịch sử hoặc văn hóa cao, nên tham khảo ý kiến chuyên gia bảo tồn trước khi thực hiện bất kỳ quy trình làm sạch nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Cách Khâu Giấu Chỉ Quần Áo Đẹp Và Đơn Giản Nhất

Khâu giấu chỉ là một kỹ thuật may vá tinh tế, đòi hỏi sự kiên...

Cách May Áo Cho Chó Từ Quần Áo Cũ Đơn Giản, Tiết Kiệm

Bạn là một người yêu thú cưng và muốn thể hiện tình yêu của mình...

Tự May Rèm Cửa Sổ Xếp Ly Đẹp Ngay Tại Nhà

Với ưu điểm thiết kế đa năng phù hợp với mọi không gian sống trong...

Vải Sợi Tổng Hợp Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại Sợi Nhân Tạo

Trên thị trường có 3 loại vải đó là vải sợi tự nhiên, vải sợi...

Kỹ Thuật Cắt Vải Siêu Đơn Giản Dành Cho Người Mới

Kỹ thuật cắt vải là một trong những bước quan trọng trong quá trình sản...

Cách May Váy Xòe Chữ A Vừa Đẹp, Vừa Dễ

Váy xoè chữ A là kiểu váy có thiết kế phần thân trên ôm sát...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index
Chat ngay
0914639068